Dịch vụ lập địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp nhanh chóng giá rẻ. Chỉ cần ảnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không cần bất kỳ giấy tờ nào khác, không cần đi lại mất công sức và thời gian.
Địa điểm kinh doanh có thể được sử dụng vào nhiều mục đích như làm cửa hàng, kho hàng, văn phòng giao dịch, nhà xưởng/nhà máy sản xuất,…Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh không quá khó nhưng nếu không có nhiều kinh nghiệm có thể kéo dài thời gian, tốn công sức và không đạt được hiệu quả mong muốn.
Khi nào cần lập địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, có thể nằm ngoài địa chỉ trụ sở chính hoặc chi nhánh. Doanh nghiệp có thể sử dụng địa điểm kinh doanh làm cửa hàng, văn phòng làm việc, văn phòng giao dịch, nhà kho, kho hàng, nhà xưởng, nhà máy…
Khi doanh nghiệp cần mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều địa điểm khác nhau và không có nhu cầu thành lập doanh nghiệp mới hoặc chi nhánh thì có thể lập địa điểm kinh doanh. Việc lập địa điểm kinh doanh giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động một cách linh hoạt và tiết kiệm chi phí hơn với đầy đủ chức năng của chi nhánh nhưng được hoạch toán phụ thuộc vào công ty, không cần mã số thuế riêng.
Việc lập địa điểm kinh doanh giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và thuận lợi, đồng thời đáp ứng các yêu cầu quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh.
Dịch vụ lập địa điểm kinh doanh
Công việc chúng tôi thực hiện:
– Tư vấn quy định về địa điểm kinh doanh.
– Soạn thảo hồ sơ lập địa điểm kinh doanh.
– Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
– Tư vấn thủ tục về các vấn đề liên quan sau khi đăng ký lập địa điểm kinh doanh.
Quy trình dịch vụ:
– Tiếp nhận thông tin: Khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết theo hướng dẫn.
– Soạn thảo hồ sơ: Chúng tôi tiến hành soạn thảo hồ sơ dựa trên thông tin đã nhận.
– Nộp hồ sơ: Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Nhận kết quả: Sau 1 đến 3 ngày làm việc, chúng tôi nhận Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
Thông tin khách hàng cần cung cấp:
– Tên địa điểm kinh doanh: Đặt tên phù hợp với quy định pháp luật, không trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với các đơn vị khác.
– Địa chỉ trụ sở: Cung cấp địa chỉ cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính hợp pháp và thuận tiện cho hoạt động kinh doanh.
– Ngành nghề kinh doanh: Xác định rõ lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh, phù hợp với ngành nghề đã đăng ký của công ty mẹ. Ngành nghề của địa điểm kinh doanh chỉ được đăng ký trong phạm vi danh mục ngành nghề của công ty.
– Thông tin người đứng đầu: Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh, bao gồm họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ liên hệ.
Kết quả nhận được:
– Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
– Hồ sơ nội bộ liên quan đến địa điểm kinh doanh.
– Hướng dẫn các thủ tục liên quan sau khi thành lập.
Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh công ty.
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính.
Chúng tôi sẽ soạn thảo và chuẩn bị tất cả các giấy tờ, tài liệu để lập địa điểm kinh doanh theo quy định. Khách hàng chỉ cần ký hồ sơ, chúng tôi sẽ giải quyết tất cả các công việc cần thiết và bàn giao kết quả tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.
Một số quy định thường gặp về địa điểm kinh doanh
Tên địa điểm kinh doanh
– Cách đặt tên đúng quy định: Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm cụm từ “Địa điểm kinh doanh” kèm theo tên doanh nghiệp.
– Cách đặt tên sai quy định: Tránh sử dụng tên gây nhầm lẫn hoặc trùng lặp với các đơn vị khác.
Địa chỉ địa điểm kinh doanh
– Địa điểm kinh doanh không được đặt tại căn hộ chung cư hoặc căn hộ tập thể dùng để ở (nếu địa chỉ thuộc khu thương mại, dịch vụ của tòa nhà chung cư hoặc nhà tập thể thì vẫn có thể được).
– Địa chỉ phải rõ ràng, cụ thể và hợp pháp: phải có đầy đủ số nhà, đường/phố hoặc thôn/xóm, xã phường, quận huyện, tỉnh/thành phố và đầy đủ số điện thoại, email.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh
– Địa điểm kinh doanh được phép hoạt động trong các ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký.
– Địa điểm kinh doanh không được đăng ký các ngành nghề không có trong danh mục ngành nghề của doanh nghiệp.
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh
Có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc một cá nhân khác được ủy quyền. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh không nhất thiết phải là người Việt Nam, mà có thể là người nước ngoài.
Các câu hỏi thường gặp về địa điểm kinh doanh
1. Một công ty có thể lập bao nhiêu địa điểm kinh doanh?
Trả lời: Không có giới hạn về số lượng địa điểm kinh doanh mà một công ty hoặc chi nhánh có thể mở. Doanh nghiệp có thể lập nhiều địa điểm kinh doanh tùy theo nhu cầu mở rộng hoạt động.
2. Có thể chuyển đổi địa điểm kinh doanh thành chi nhánh không?
Trả lời: Không. Địa điểm kinh doanh và chi nhánh là hai loại hình đơn vị trực thuộc công ty, mỗi loại có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Hiện nay, không có thủ tục chuyển đổi từ địa điểm kinh doanh thành chi nhánh hoặc ngược lại.
3. Cách tính lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh thành lập vào cuối năm
Trả lời:
– Nếu địa điểm kinh doanh được thành lập từ ngày 1/1 – 30/6, mức lệ phí môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng.
– Nếu thành lập từ ngày 1/7 trở đi, mức lệ phí môn bài phải nộp là 500.000 đồng.
4. Một người có thể đứng đầu nhiều địa điểm kinh doanh không?
Trả lời: Có. Pháp luật không hạn chế số lượng địa điểm kinh doanh mà một cá nhân có thể đứng đầu, do đó một người có thể đảm nhiệm vị trí này tại nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau.
5. Khi thay đổi tên công ty, có cần thay đổi tên địa điểm kinh doanh không?
Trả lời: Không bắt buộc. Khi công ty đổi tên, không cần cập nhật hoặc thay đổi thông tin đơn vị chủ quản trên Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Hiện nay, cũng không có thủ tục yêu cầu điều chỉnh thông tin này.
Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ nhanh chóng, minh bạch và chính xác, giúp bạn yên tâm khởi nghiệp. Liên hệ ngay với chúng tôi để bắt đầu hành trình kinh doanh vững chắc!