Điều kiện kinh doanh hoạt động điện lực

dieu-kien-kinh-doanh-hoat-dong-dien-luc-1

Hoạt động điện lực là lĩnh vực quan trọng và chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể tham gia hoạt động trong ngành này.

Ngành điện lực đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống, do đó, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Tuy nhiên, với sự mở cửa của thị trường, các cá nhân và tổ chức ngoài quốc doanh ngày càng có nhiều cơ hội tham gia vào lĩnh vực này. Vậy để kinh doanh điện lực, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp lý mới nhất về điều kiện kinh doanh điện lực.

Cơ sở pháp lý

– Luật điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

– Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi

– Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương

– Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước

– Nghị định 61/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Điện lực về Giấy phép hoạt động điện lực.

Mã ngành kinh doanh

Để hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực điện lực, doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp. Các ngành nghề kinh doanh về hoạt động điện lực bao gồm:

– Mã ngành 3511: Sản xuất điện (Bao gồm: thủy điện;  Nhiệt điện than; Nhiệt điện khí; Điện hạt nhân; Điện gió; Điện mặt trời, Điện khác)

– Mã ngành 3512: Truyền tải và phân phối điện

Điều kiện kinh doanh hoạt động điện lực

Hoạt động điện lực bao gồm các hoạt động sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Mỗi hoạt động đều có các điều kiện riêng mà doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ.

Điều kiện hoạt động phát điện

Có ngành nghề trong đăng ký kinh doanh

– Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khả thi phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt.

– Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm (thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp).

– Người trực tiếp vận hành phải có chứng chỉ vận hành nhà máy điện

– Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực.

– Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật.

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường (Giấy phép DTM)

– Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật (thường gọi Giấy phép phòng cháy chữa cháy).

Điều kiện hoạt động truyền tải điện

Có ngành nghề trong đăng ký kinh doanh

– Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.

– Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền tải điện ít nhất 05 năm

– Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.

– Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật (thường gọi Giấy phép phòng cháy chữa cháy).

Điều kiện hoạt động phân phối điện

Có ngành nghề trong đăng ký kinh doanh

– Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt, kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định; hệ thống phòng cháy và chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo quy định

Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm.

– Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện hoặc có giấy chứng nhận đào tạo về điện do cơ sở dạy nghề cấp, được kiểm tra quy trình vận hành và quy định an toàn theo quy định pháp luật

– Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật (thường gọi Giấy phép phòng cháy chữa cháy).

Điều kiện hoạt động bán buôn điện

Có ngành nghề trong đăng ký kinh doanh

– Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

dieu-kien-kinh-doanh-hoat-dong-dien-luc-1

Giấy phép hoạt động điện lực

Để tham gia vào hoạt động sản xuất điện, doanh nghiệp cần được cấp Giấy phép hoạt động điện lực. Việc cấp giấy phép này nhằm đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định pháp luật, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động điện lực.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động điện lực 

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 21/2020/TT-BCT

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kinh doanh theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 21/2020/TT-BCT; bản sao hợp đồng lao động và bản sao bằng tốt nghiệp của người có tên trong danh sách; tài liệu chứng minh thời gian làm việc trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ điện của người trực tiếp quản lý kinh doanh (Bản khai lý lịch công tác có xác nhận của cơ quan sử dụng lao động hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương).

Tài liệu về cơ sở hạ tầng: Báo cáo về tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động phát điện.

Trình tự, thủ tục thực hiện:

– Nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể qua hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

– Thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định và xử lý hồ sơ.

– Cấp giấy phép: Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép hoạt động điện lực cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Theo Nghị định 61/2025/NĐ-CP, một số trường hợp được miễn giấy phép hoạt động điện lực, chẳng hạn như hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Hoạt động điện lực là một ngành kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, đồng thời nhận được sự khuyến khích và ưu đãi từ nhà nước. Không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh điện lực còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội và tạo ra những giá trị thiết thực cho cộng đồng. Việc tuân thủ các điều kiện và giấy phép hoạt động không chỉ đảm bảo hiệu quả quản lý xã hội của nhà nước mà còn bảo vệ các nhà đầu tư khỏi những rủi ro pháp lý, đồng thời cũng là căn cứ để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ các chính sách pháp luật.

Chúng tôi sẵn sàng hợp tác và đồng hành cùng các đối tác để tạo nên những giá trị bền vững thông qua việc tư vấn và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

Hỗ trợ tư vấn 24/7 

LUAT360 (11)